Câu ghép là gì? Là một loại câu được sử dụng phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt Nam, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ câu ghép là gì cũng như cách để phân biệt các dạng trong câu ghép, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại câu này, giúp bạn dễ dàng nhận diện được các dạng của câu ghép ngay khi gặp phải. Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ có thể giúp ích được cho bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Khái niệm câu ghép là gì?
Có rất nhiều cách để định nghĩa câu ghép là gì. Câu ghép sẽ có thể định nghĩa là câu gồm nhiều vế ghép lại, thường các vế sẽ được kết hợp với nhau để tạo thành một câu ghép. Mỗi vế câu sẽ cấu tạo giống với một câu đơn – câu có đầy đủ một cụm chủ vị, đồng thời thể hiện về một ý có mối quan hệ chặt chẽ với các ý của câu khác. Câu ghép sẽ bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị hoặc là nhiều hơn. Hay có thể nói “Câu ghép chính là câu do hai hay nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế ở câu”.
Phân biệt các loại ở câu ghép
Trên thực tế khi đã biết câu ghép là gì thì ta sẽ cần biết nó được phân thành 5 loại cơ bản. Đối với mỗi loại khác nhau thì sẽ được nhận định với mục đích và cách dùng khác nhau. Để giúp bạn nhanh chóng biết cách dùng câu ghép hiệu quả chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về từng loại ngay sau đây nhé.
Câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập sẽ có khái niệm là câu ghép bao gồm hai vế câu với quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc nhau. Các câu bên trong câu ghép đẳng lập liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó các mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.
Ví dụ ở câu : Hoa nấu cơm trưa hoặc Minh nấu
Cũng giống một câu ghép đơn thuần ở câu ghép đẳng lập cũng được phân thành các câu ghép đẳng lập như sau:
- Câu ghép đẳng lập với quan hệ liệt kê: Câu biểu thị các quá trình, sự vật, hay hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau ở mỗi một vế câu. Các vế được liên kết lại thông qua quan hệ từ thể hiện sự liên hợp, chủ yếu sẽ sử dụng từ “và”
Ví dụ: Cây xanh và trái cây
- Câu ghép đẳng lập mang quan hệ lựa chọn: Mỗi một vế trong câu biểu thị khả năng riêng của các sự việc. Các vế liên kết nhau bằng quan hệ từ biểu thị ra mối quan hệ lựa chọn thường dùng từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất có một khả năng được nói đến sẽ thực hiện được.
Ví dụ: Bạn nói hoặc là tôi nói
- Câu ghép đẳng lập mang quan hệ tiếp nối: Những vế ở câu ghép loại này thể hiện về sự việc tiếp nối nhau theo như một trật tự tuyến tính. Chúng liên kết nhau bằng quan hệ từ có ý nghĩa liệt kê, chủ yếu là “và”
Ví dụ: Tôi đã vừa đỗ xe lại và người khác cũng đã đỗ xe ngay cạnh tôi
- Câu ghép đẳng lập mang quan hệ đối chiếu: Giữa các vế câu sẽ biểu đạt sự việc mang tính chất là tương phản nhau, đối ứng nhau. Quan hệ từ được sử dụng để kết nối các vế câu sẽ thể hiện qua quan hệ tương phản, đối chiếu, đó chính là từ “nhưng, mà, song”.
Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng mà bố mẹ cũng không bảo gì.
Câu ghép chính phụ
Câu ghép là gì? Câu ghép loại chính phụ sẽ được nối với nhau qua quan hệ từ hoặc là một cặp từ hô ứng thì sẽ được nhận định là dạng câu ghép chính – phụ. Trong câu dạng này sẽ được biết đến là cũng có hai vế giống câu ghép đẳng lập nhưng các vế trong câu ghép chính phụ lại mang quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, liên kết nhau bằng quan hệ từ chính phụ do đó các mối quan hệ trong câu ghép loại này thường sẽ rất chặt chẽ.
Ví dụ: Nếu em cố gắng chăm chỉ học tập thì kết quả thi học kỳ sẽ cao.
Trong câu ghép chính phụ sẽ gồm những mối quan hệ như: Nguyên nhân, Mục đích hay điều kiện, Nhượng bộ và tăng tiến. Để biểu hiện mối quan hệ khác nhau thì chúng ta thường sử dụng từ nối hay với các cặp từ nối (còn gọi là cặp từ liên kết). Nếu ai đó hỏi bạn rằng câu ghép quan hệ bổ sung là gì? thì hãy tự tin khẳng định đó chính là một câu ghép chính phụ.
Câu ghép hô ứng
Câu ghép là gì?– Câu ghép hô ứng sẽ còn được gọi với tên gọi khác đó là câu ghép qua lại, ở câu ghép hô ứng thường được định nghĩa là dạng câu mà ở giữa hai vế luôn tồn tại ở kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa các vế trong câu này vô cùng chặt chẽ, không thể tách riêng giữa các vế ở trong câu ra thành các câu đơn.
Để nối hay liên kết những vế trong câu ghép hô ứng, bạn có thể sử dụng các phụ từ như chưa…đã, vừa…vừa, càng…càng hay mới…đã,…Các cặp đại từ: nào…nấy, hay bao nhiêu…bấy nhiêu,…
Ví dụ: Người thế nào thì vật sẽ thế ấy.
Câu ghép chuỗi
Trên thực tế thì loại câu ghép có hai vế trở lên sẽ được xác định là câu ghép chuỗi. Giữa các vế của câu ghép ở loại này có quan hệ chuỗi, hình thức theo kiểu liệt kê cho nên chúng ta mới có được cách gọi tên như vậy. Giữa các vế của câu được ngăn cách nhau thông qua các dấu câu, đó là dấu chấm (.) hay dấu phẩy (,) hoặc dùng dấu hai chấm (:). Chúng cũng chỉ liên kết với nhau bằng các dấu chứ không sử dụng từ liên kết.
Ví dụ: Trời trong, xanh, mây trắng, yên bình.
Câu ghép hỗn hợp
Câu ghép hỗn hợp đã được biết đến thông qua các đặc điểm nhận dạng chính là ở giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc, với nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp.
Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên bạn ấy cố gắng học hành cẩn thận nhưng bạn lại không nghe cho nên bây giờ bạn vẫn thất nghiệp. Ở ví dụ này sẽ có ba vế câu, giữa những vế câu đó sẽ chứa đến hai kiểu quan hệ ngữ pháp trở lên.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về các vấn đề liên quan đến câu ghép là gì, hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giúp ích được cho bạn. Câu ghép là một dạng câu khá phổ biến trong tiếng Việt, khi hiểu rõ và vận dụng chính xác loại câu này, chắc chắn bạn sẽ có được một bước tiến vượt bật trong giao tiếp.