Bên cạnh thép hộp thì thép tròn cũng phổ biến không kém do có nhiều ưu điểm và thành phẩm thi công lên nhìn có vẻ đẹp thẩm mỹ cao. Thế nhưng, cách tính trọng lượng thép tròn sao cho nhanh chóng và ưu việt vẫn luôn làm bạn đau đầu, để chúng tôi gợi ý cho bạn nhé.
Thông tin cơ bản về thép tròn
Định nghĩa:
Thép tròn là một trong những loại thép thông dụng nhất của ngành xây dựng. Hình dáng có dạng thanh hoặc dây, tiết diện hình tròn, đường kính (còn gọi là “phi” 𝜙) dao động thay đổi từ khoảng 6 – 14mm, phía bên trong có thể rỗng hoặc đặc.
Phân loại:
Trên thị trường vật liệu xây dựng có 4 loại thép tròn chính:
- Thép tròn cuộn: đó là thép tròn mang dạng dây, được cuộn lại thành những cuộn kích thước lớn, cân nặng từ khoảng 200kg đến 2 tấn 1 cuộn.
- Thép ống tròn: loại thép này được sản xuất rỗng bên trong nên có trọng lượng nhẹ nhưng độ bền cao, chịu lực tốt với khoảng đường kính dao động 13 – 219mm, độ dày thép khoảng 0,7 ly đến 6 ly.
- Thép thanh tròn: Thép tròn dạng cây, bề mặt trơn nhẵn, đường kính từ 9 – 60mm, chiều dài cây trung bình khoảng 6m, hoặc cắt dài hơn theo yêu cầu khách hàng.
- Thép thanh vằn: một dạng biến đổi khác của thép tròn, khi trên bề mặt có các vạch chéo song song từ đầu đến cuối thanh thép. Loại thép này có đường kính khoảng 8 – 40mm, chuyên dùng cho đổ bê tông cốt thép.
Ứng dụng thép tròn trong đời sống
Công suất sử dụng của thép tròn luôn được tận dụng một cách tối đa và bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của thép tròn ở nhiều nơi trong đời sống. Ví dụ:
- Dùng chế tạo các chi tiết máy: các chi tiết chịu tải trọng như đinh ốc, bulong, trục, bánh răng do thép tròn có kết cấu chịu lực tốt
- Các chi tiết máy qua rèn dập nóng; chi tiết chuyển động hay bánh răng, trục piston; các chi tiết chịu mài mòn, chịu độ va đập cao: lò xo, trục cán,… đều có thể chế tạo từ thép tròn do cấu tạo 360 độ xung quanh của chúng
- Xây dựng dân dụng: thép tròn được sử dụng làm thép hỗ trợ trong dầm ngang dầm dọc, thép tròn đường kính lớn hay được chọn làm thép chịu lực
- Xây dựng công nghiệp: thép tròn có thể sử dụng ở bất kỳ vị trí nào để gia tăng thêm độ chắc chắn cho cột chống, cho mái, cho nền tầng…
- Khai thác mỏ: người ta hay dùng loại thép tròn trơn để thăm dò mỏ khoáng sản
- Sử dụng để làm lưới bảo vệ: ở các chung cư cao tầng hay sử dụng thép tròn để gia cố phần ban công, tạo thành lưới bảo vệ tránh bị rơi người hoặc đồ vật xuống
- Ngành giao thông vận tải: sử dụng làm ray đường sắt, thanh chắn đường an toàn, dùng làm cột cho các biển báo…
Tại sao cần biết trọng lượng thép tròn?
Trong quá trình thi công bất cứ công trình tại vị trí nào, người kỹ sư và chủ thầu luôn phải tính toán cân đối lực ép và độ chịu lực của nền móng, để đảm bảo độ vững chắc của tổng thể. Vì thế, nắm bắt được trọng lượng thép tròn, cũng như số lượng và chiều dài thanh thép sử dụng, sẽ rất hữu ích cho công đoạn nói trên.
Ngoài ra, việc tính toán ra trọng lượng còn giúp sát sao quá trình sử dụng nguyên vật liệu, hạn chế việc sử dụng lãng phí hay thất thoát không đáng có.
Cách tính trọng lượng thép tròn nhanh nhất
Cách tính trọng lượng thép tròn đặc
Thanh thép tròn đặc được coi như một hình trụ, nên có thể tính được trọng lượng của chúng theo công thức sau:
M = 7850 Ld 214 Trong đó: M: trọng lượng thép tròn (kg) 7850: khối lượng riêng của thép (kg/m3) L: chiều dài của thép (m) π: số pi, thường lấy xấp xỉ 3,14 d: đường kính thép hay còn ký hiệu là 𝜙(m) |
Từ công thức chính phía trên, có thêm một vài công thức rút gọn mà bạn có thể dễ nhớ hơn:
- Khối lượng trên 1 m chiều dài, căn cứ vào đường kính thép:
M = 0,0007850 x 𝜙2 x 7,85 (kg/m) hoặc M = 𝜙2 x 0.00617 (kg/m)
hoặc M = 𝜙2 162 (kg/m)
trong đó: 𝜙 là đường kính thép tính theo đơn vị mm
- Khối lượng trên 1 m chiều dài, căn cứ vào bán kính thép
M = R2 40,5 (kg/m) hoặc M = R2 0.2466 (kg/m)
trong đó: R là bán kính thép tính theo đơn vị mm
Cách tính trọng lượng thép tròn rỗng
Tương tự thì thép tròn rỗng sẽ được coi như hình trụ rỗng, tuy nhiên phải quan tâm đến độ dày của thép. Vì thế ta sẽ có công thức sau:
M = 0.003141 T (d – T)7.85L
Trong đó: M: trọng lượng thép tròn rỗng (kg) T: độ dày của thép (mm) L: chiều dài của thép (mm) d: đường kính ngoài ống thép (mm) |
Việc lập công thức tính trọng lượng thép tròn thực ra chỉ là việc làm mang tính chất tham khảo, bởi còn phụ thuộc vào bề mặt thép trơn hay nhám, chất liệu có đồng nhất trên toàn bộ thanh hay không. Tuy nhiên việc nắm chắc công thức tính sẽ giúp bạn nhanh chóng có được con số ước lượng, khi gặp những tình huống bất chợt trên công trường. Còn nếu muốn biết trọng lượng chính xác, bạn nên liên hệ nhà cung cấp thép tròn để có bảng số liệu.
Vậy là chỉ cần vài số đo đơn giản, trong nháy mắt, bạn đã thực hiện xong cách tính trọng lượng thép tròn. Lần tới, hãy áp dụng thử để xem các bạn đồng nghiệp của bạn có trầm trồ không nhé!