Để đảm bảo được lợi ích giữa hai bên giao thầu và nhận thầu, người ta đã quyết định xây dựng một hợp đồng được gọi là “hợp đồng xây dựng”. Trong hợp đồng thỏa thuận một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, hợp đồng xây dựng cần đảm bảo nghị định 37 về hợp đồng xây dựng của chính phủ. Vậy trong nghị định số 37 về hợp đồng xây dựng có những điều khoản gì? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu trong bài viết này.
Phạm vi và đối tượng áp dụng của nghị định 37 về hợp đồng xây dựng
Nghị định 37 về hợp đồng xây dựng được Chính phủ ban hành vào ngày 22/04/2015. Và được dựa trên Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 cùng với Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014. Trong đó, đề ra phạm vi và đối tượng áp dụng của nghị định.
- Đây là nghị định quy định những điều khoản chi tiết cần có trong một hợp đồng xây dựng.
- Đối tượng áp dụng: Nghị định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên liên quan đến việc thực hiện xây dựng hay các công việc khác thuộc dự án đầu tư xây dựng.
Các loại hợp đồng xây dựng
Trong nghị định có đưa ra các loại hợp đồng xây dựng như sau:
Đầu tiên, hợp đồng tư vấn xây dựng hay còn được gọi với cái tên hợp đồng tư vấn. Loại hợp đồng này dùng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng
Thứ hai, hợp đồng thi công xây dựng công trình được gọi tắt là là hợp đồng thi công xây dựng. Đây là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng một công trình hoặc một hạng mục trong công trình, thậm chí là toàn bộ công trình.
Tiếp theo là hợp đồng cung cấp các thiết bị công nghệ, được viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị. Hợp đồng này đề ra trong việc thực hiện cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
Thứ tư là hợp đồng về thiết kế và thi công xây dựng có cái tên tiếng Anh là Engineering – Construction, viết tắt là EC. Đây là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và xây dựng công trình và các hạng mục của công trình,
Thứ năm là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, tên tiếng Anh là Procurement – Construction (PC). Hợp đồng này để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Khác với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, loại hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình còn bao gồm cả việc thi công xây dựng công trình còn hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thiết bị cho công trình xây dựng.
Thứ sáu là loại hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, có tên tiếng Anh là Engineering – Procurement – Construction và được viết tắt là EPC. Đây là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế công trình cùng với cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình và hạng mục công trình.
Thứ bảy là loại hợp đồng chìa khóa trao tay. Đây có thể hiểu là một loại hợp đồng xây dựng trọn gói. Bởi hợp đồng để thực hiện toàn bộ công việc của một dự án đầu tư xây dựng bao gồm từ việc lập dự án, thiết kế đến cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng.
Thứ tám là hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công. Đây là hợp đồng để nhằm cung cấp kỹ sư, công nhân, máy móc cho công trình xây dựng.
Cùng một số loại hợp đồng xây dựng khác như hợp đồng theo giá (hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo thời gian,…), hợp đồng theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng (hợp đồng thầu chính được ký giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính, hợp đồng thầu phụ được ký giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ,…)
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng theo nghị định 37 về hợp đồng xây dựng
Trong nghị định 37 về hợp đồng xây dựng đưa ra những nguyên tắc về ký kết hợp đồng. Trong đó, để ký kết hợp đồng xây dựng cần phải phù hợp với những quy định tại Khoản 2 Điều 138 trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và bên cạnh đó cần đảm bảo thêm các nguyên tắc sau:
Tại thời điểm ký kết hợp đồng, bên nhận thầu cần đáp ứng những điều kiện và năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật. Còn với trường hợp các nhà thầu liên doanh, thì việc phân chia khối lượng công việc cần phải phù hợp với từng năng lực của các bên. Ngoài ra đối với nhà thầu nước ngoài, cần phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện.
Chủ đầu tư hay đại diện của chủ đầu tư được phép ký nhiều hợp đồng với các nhà thầu khác nhau để thực hiện nhiều công trình trong một lúc. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo sự thống nhất trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để đảm bảo tiến độ của cá công trình cũng như chất lượng và hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng.
Tổng thầu, nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ. Tuy nhiên các nhà thầu phụ này cần nhận được sự chấp thuận từ chủ đầu tư của dự án. Đồng thời các nhà thầu phụ cần phải thống nhất và đồng hợp đồng với các nhà thầu chính.
Giá ký kết hợp đồng không được phép vượt giá trúng thầu.
Trên đây là những lưu ý về thông tin trong nghị định 37 về hợp đồng xây dựng về phạm vi đối tượng, các loại hợp đồng và một số nguyên tắc trong ký kết hợp đồng xây dựng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích trong việc ký kết hợp đồng.