Để thi công một công trình xây dựng thành công gồm nhiều công đoạn, trong đó quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Quy trình nghiệm thu gồm 3 bước và được chúng tôi giới thiệu dưới đây. Hãy cùng tham khảo các thông tin này nhé!
Quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng – Nghiệm thu các phần việc trong quá trình xây dựng
Trên thực tế, mỗi công trình xây dựng có những đặc thù riêng nên công tác thực hiện nghiệm thu trong giai đoạn này cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng bao gồm các nội dung sau:
Thực hiện kiểm tra hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm, đồng thời các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động. Chẳng hạn, dụng cụ hỗ trợ đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình xây dựng như mũ, áo, găng tay,…
Kiểm tra vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, thiết bị máy móc, … tất cả đều phải đo lường và thử nghiệm để bảo đảm trước khi tiến hành thi công.
Xem xét, kiểm tra và đối chiếu giữa thiết kế đã duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng và các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với kết quả sau khi kiểm tra.
Sau khi đã kiểm tra các phần việc quan trọng, đội thực hiện nghiệm thu công trình đánh giá kết quả thực hiện công việc. Đồng thời, đánh giá chất lượng công trình và lập bản vẽ đối với từng công trình xây dựng. Sau đó, đội nghiệm thu chuyển sang giai đoạn tiếp theo để thực hiện công trình theo đúng tiến độ.
Nghiệm thu công trình khi hoàn thành giai đoạn xây lắp
Quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, ngoài nghiệm thu trong thời gian thi công, bạn cần nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp. Đây là một trong những công việc tạo bề mặt công trình có tính thẩm mỹ. Vì vậy để hạn chế sai sót trong giai đoạn xây lắp, bạn cần nghiệm thu sau khi hoàn thành. Những phần việc cần nghiệm thu trong giai đoạn này gồm:
Nghiệm thu các đối tượng đang thực hiện thi công tại hiện trường. Không chỉ nghiệm thu bằng mắt và cần kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và các cấu kiện liên quan.
Kiểm tra khối lượng cũng như chất lượng liên quan đến giai đoạn này. Khối lượng của vật liệu xây dựng, cấu kiện, kết cấu bộ phận và các máy móc thiết bị.
Chẳng hạn như kiểm tra kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa. Hoặc kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình. Thậm chí, đội nghiệm thu còn kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.
Sau khi đã nghiệm thu các công việc trong giai đoạn xây lắp, Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu. Biên bản được lặp nếu công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Đồng thời, có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu. Đội tham gia nghiệm thu gồm nhiều bên liên quan, mỗi bên là người đại diện hợp pháp và ký vào biên bản nghiệm thu.
Nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng
Mục đích nghiệm thu giai đoạn đưa vào sử dụng
Mỗi công trình hay hạng mục trước khi đưa vào sử dụng cần phải thực hiện quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Nghiệm thu trong giai đoạn này nhằm đánh giá chất lượng công trình và đánh giá toàn bộ kết quả thi công công trình xây dựng.
Toàn bộ các kết quả nghiệm thu công trình đã thực hiện phải trình báo với cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách có thẩm quyền. Từ đó, cơ quan sẽ có văn bản nghiệm thu công nhận công trình đủ điều kiện sử dụng.
Những công việc cần nghiệm thu
Những phần việc cần được nghiệm thu trong giai đoạn này bao gồm:
- Kiểm tra tổng thể, toàn thể hiện trường công trình xây dựng.
- Kiểm tra khối lượng và chất lượng công trình thực tế so với bản thiết kế được xét duyệt trước đó.
- Kiểm tra kết quả sau khi công trình vận hành thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ.
- Kiểm tra kết quả đo đạc hoặc quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ yếu thử tải các loại bể.
- Kiểm tra tất cả các điều kiện liên quan đến đảm bảo an toàn của công trình.
- Kiểm tra hồ sơ hoàn công để xem chúng đảm bảo chất lượng hay không.
Những lưu ý khi nghiệm thu công trình
- Kiểm tra và lập bản nghiệm thu giữa Chủ đầu tư và các biện pháp liên quan đối với các hạng mục như tường, nhà xe, hồ bơi,… Trường hợp này không cần biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục này hoàn thành.
- Các bên đại diện ký biên biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp theo đúng quy định pháp luật.
- Đối với công trình hiện tại có thay đổi so với thiết kế đã được duyệt hoặc có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành: Những bên liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng và sau đó ký và đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.
Trên đây là các thông tin liên quan đến quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Hy vọng với từng nội dung các bước thực hiện nghiệm thu trên, bạn sẽ hiểu thêm các hạng mục cần có trong một công trình xây dựng nhằm giúp bạn chủ động kiểm soát chất lượng công trình nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh của bạn.